A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những kết quả nổi bật sau 15 năm thực hiện NQTW5 khóa VIII của huyện Đăk Hà

Huyện Đăk Hà là địa phương giàu truyền thống cách mạng, với nhiều tiềm năng, lợi thế như mọi người thường nói “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và ngành chức năng của huyện đã tạo nên những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước tại huyện Đăk Hà. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên 15%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 23,5 triệu đồng/năm; bình quân lương thực đầu người đạt 265,33 kg. Sự nghiệp văn hóa của huyện cũng được khởi sắc, thu được những kết quả nổi bật, góp phần quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Những kết quả nổi bật sau 15 năm thực hiện NQTW5 khóa VIII của huyện Đăk Hà Đội văn nghệ quần chúng thôn Kon KLôc, xã Đăk Mar

 Trong 15 năm qua, Huyện đã chú trọng chỉ đạo, triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn văn hóa”, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” và thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn đảng, toàn dân. Đến nay, toàn huyện có 9.896 gia đình được công nhận gia đình văn hóa; 43 thôn, Tổ dân phố văn hoá; 98 cơ quan, đơn vị, trường học được công nhận cơ quan văn hoá; 100% thôn, tổ dân phố đã xây dựng và thực hiện có hiệu quả hương ước, quy ước; nhân dân đã cơ bản xóa được những hủ tục lạc hậu; thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở vùng thành thị và vùng nông thôn.

Công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc được quan tâm chỉ đạo, đầu tư. Toàn huyện có 55 nhà Rông trên tổng số 62 thôn, làng dân tộc thiểu số, 03 nhà Văn hoá cộng đồng, được nhân dân quản lý, sử dụng phục vụ hội hợp và hoạt động văn hóa bổ ích; có 29 bộ cồng chiêng; 40 đội cồng chiêng; các nhạc cụ truyền thống như: cồng chiêng, đàn T'rưng, đàn Gong, Klông pút, tinh ning, các điệu xoang, làn điệu dân ca được bảo tồn và phát huy; làng nghề truyền thống được đầu tư khôi phục như: làng nghề dệt thổ cẩm, đan lát tại thôn Kon Klôc, xã Đăk Mar, thôn Đăk Tiêng Kơ Tu, xã Đăk La, thôn Kon Gu I, xã Ngọc Wang. Từ năm 2008 đến nay huyện duy trì 01 lớp truyền dạy văn hóa dân gian.

Phối hợp thực hiện được 25 chuyến điền dã tại các thôn, làng, tổ dân phố, sưu tầm, ghi âm được 200 băng cassette sử thi "Dăm Giuông" của dân tộc Xơ Đăng Tơdră; lưu giữ được 38 bài dân ca của 5 dân tộc H'đang, Tơdră, Rơngao, Thái và Nùng; 20 bài chiêng, 5 chuyện kể và 12 bài hát ru; ghi và xuất bản cuốn sử thi Tây Nguyên của dân tộc Ba Na; tiến hành kiểm kê đợt 1 về di sản văn hóa phi vật thể; tổ chức 03 hội thi dân ca nhạc cụ của dân tộc; 01 liên hoan cồng chiêng; 05 lượt tham gia liên hoan văn hóa dân gian, cồng chiêng các dân tộc tại tỉnh; 02 liên hoan khu vực; 12 nghệ nhân biết hát, kể sử thi, 16 nghệ nhân biết hát ting ting và 03 nghệ nhân biết hát ru, hát hơ nhoong, hát cheo; có 03 nghệ nhân dân tộc thiểu số được công nhận là nghệ nhân dân gian: Ông A Ar ở xã Ngọc Wang, ông Anghuêl ở xã Đăk Mar, ông A Đen ở xã Đăk La.

Các thiết chế văn hoá cơ sở, như: thư viện huyện, thư viện xã Đăk Ma… đạt chuẩn quốc gia, 8/8 xã, thị trấn có phòng đọc; các sân thể thao, khu vui chơi giải trí của huyện, xã, thôn được hình thành, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao quần chúng thường xuyên hoạt động, nhất là vào các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm; đội văn nghệ của một số thôn, làng thường xuyên xây dựng chương trình, tổ chức biểu diễn hàng tháng tại các nhà rông, nhà văn hóa cộng đồng; các câu lạc bộ “Ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” được phát triển và có các nội dung sinh hoạt vắn hóa sâu sắc. Chi hội văn học - nghệ thuật của huyện được thành lập và phát triển.

Đội kiểm tra liên ngành tích cực kiểm tra, thanh tra các điểm kinh doanh, dịch vụ văn hóa, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại lưu hành trên địa bàn, đã tiến hành kiểm tra 180 đợt, thu và tiêu hủy hơn 6000 đĩa không tem nhãn, hơn 500 cuốn sách, xử phạt hành chính hơn 20 triệu đồng.

Công tác phát hiện, biểu dương, nhân rộng các mô hình mới, gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa được biểu dương kịp thời trong tổng kết phong trào hàng năm. Tại Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, huyện đã biểu dương khen thưởng cho 12 tập thể và 23 cá nhân có thành tích xuất sắc.

Tuy nhiên, trong quá trình triển, khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII trên địa bàn huyện, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, như: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống trong thanh, thiếu niên chưa được thường xuyên, tình trạng vi phạm pháp luật trong thành phần này có chiều hướng gia tăng; sự gương mẫu của một số cán bộ, đảng viên chưa cao. Các thiết chế văn hoá cấp xã, thôn, làng chưa đồng bộ. Việc tổ chức bình xét, đánh giá các tiêu chuẩn gia đình văn hóa, làng văn hóa ở một số thôn, tổ dân phố chưa chặt chẽ. Công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục thể thao chưa mạnh. Việc lưu giữ, bảo quản và trưng bày hiện vật tại huyện và các xã, thị trấn còn khó khăn. Đầu tư cho phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện.  

Với tinh thần hết sức cầu thị, tại Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới:

Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, nhận thức các ngành và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của văn hoá đối với đời sống xã hội; không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng tới các tầng lớp nhân dân; nêu gương người tốt, việc tốt, các mô hình điển hình tiên tiến trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo của Hồ Chí Minh gắn với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI), xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về trí, đức, thể, mỹ, có năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phê phán và xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống; thường xuyên giáo dục lý tưởng, đạo đức và lối sống cho thế hệ trẻ.

Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu; tuyên truyền, vận động, khuyến khích cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, lấy kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” làm tiêu chí bình xét các danh hiệu thi đua của các cá nhân và tập thể hàng năm.

Thường xuyên duy trì tổ chức các cuộc thi sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao quần chúng, sáng tạo văn học - nghệ thuật, văn nghệ dân gian; bồi dưỡng, nuôi dưỡng, hỗ trợ nghệ nhân; khôi phục, phát triển nghề truyền thống, tu sửa, xây dựng nhà rông; phát triển đội văn nghệ quần chúng, nghệ nhân dân gian; đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các thiết chế văn hóa cơ sở, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa, vận động xã hội hóa sự nghiệp văn hóa - thể thao. Tăng cường công tác kiểm tra chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hóa ngoài luồng, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức 

Tin, ảnh Tân Hà  

Tác giả: Tin, ảnh Tân Hà  
Nguồn:huyendakha.kontum.gov.vn Copy link

Tin liên quan