A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình “ngân hàng” lương thực cộng đồng và kho gạo dự trữ cứu đói

Chiều ngày 6/7, tại xã Ngọc Wang (huyện Đăk Hà), UBND tỉnh Kon Tum đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình “ngân hàng” lương thực cộng đồng và kho gạo dự trữ cứu đói. Dự Hội nghị có đồng chí Lê Thị Kim Đơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh và các huyện, thành phố.
Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình “ngân hàng” lương thực cộng đồng và kho gạo dự trữ cứu đói Trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể và cá nhân.

Trong thời gian qua, trong quá trình thực hiện công tác cứu đói, giảm nghèo, một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã có cách làm hay, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, trong đó nổi bật là mô hình “ngân hàng” lương thực cộng đồng (NHLTCĐ) của Đăk Hà và mô hình kho gạo dự trữ cứu đói của huyện Kon Plông.

 

Ngọc Wang là xã điểm trong thực hiện mô hình, đến nay, huyện Đăk Hà đã xây dựng được 60 NHLTCĐ/58 thôn (làng) với số lương thực huy động được 125.617 kg lúa, 106.350 kg gạo, 121,897 triệu đồng (trong đó: cộng đồng dân cư đóng góp 7.390 kg lúa, 2.430 kg gạo, 14,547 triệu đồng). Số lương thực trên đã góp phần giải quyết cho 2.721 lượt hộ là đối tượng hộ nghèo thiếu ăn giáp hạt vay với tỷ lệ lương thực thu hồi khi đến hạn trả đạt 70%. Từ thành công của mô hình NHLTCĐ, đến nay, Đăk Hà đã nâng cấp thành “Ngân hàng cộng đồng” nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài cộng đồng dân cư, hỗ trợ các hộ nghèo vay lương thực, phân bón, kinh phí để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và ổn định đời sống. Từ nguồn ngân sách huyện, đến nay, Đăk Hà đã mua 300 tấn phân bón với kinh phí trên 2,3 tỷ đồng cung ứng cho 60 kho tại 58 thôn (làng) ĐBDTTS (mỗi kho 5 tấn phân bón các loại).

Quang cảnh Hội nghị

 

Đối với huyện Kon Plông, từ năm 2005, cấp ủy Đảng và chính quyền huyện đã chỉ đạo xuất kinh phí hỗ trợ 5 xã Đông Trường Sơn (Đăk Tăng, Măng Bút, Đăk Ring, Đăk Nên, Ngọc Tem) xây dựng 5 kho dự trữ lương thực tại trung tâm xã; mỗi kho dự trữ lương thực được đầu tư xây dựng với kinh phí từ 10-30 triệu đồng, bằng bê tông kiên cố, đảm bảo dự trữ từ 10-15 tấn gạo để dự phòng cứu đói cho nhân dân trong mỗi đợt mưa lũ và giáp hạt. Ngoài ra, huyện còn phát động phong trào đến các tổ chức hội, đoàn thể từ huyện đến xã, thôn xây dựng kho dự trữ ở các điểm thôn. Kết quả, đến nay đã có 2 xã Măng Bút và Ngọc Tem xây dựng được 14 kho (Măng Bút 2 kho, Ngọc Tem 12 kho). Lượng gạo dự trữ tại các kho của xã mỗi năm cứu trợ từ 200-300 khẩu, tại các kho của thôn cứu trợ từ 100-130 khẩu.

 

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Thị Kim Đơn đã ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao tinh thần sáng tạo và trách nhiệm của 2 huyện Đăk Hà và Kon Plông trong việc nghiên cứu và triển khai 2 mô hình hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, góp phần huy động các nguồn lực trong và ngoài cộng đồng dân cư, hỗ trợ các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn vay lương thực, phân bón, kinh tế để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và ổn định đời sống; đồng thời giải quyết khó khăn về lương thực trong đợt giáp hạt và cứu trợ cho những gia đình gặp hoạn nạn. Để tiếp tục phát huy và nhân rộng các mô hình này, đồng chí đã đề nghị các huyện, thành phố căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế của từng địa phương để lựa chọn xây dựng các mô hình phù hợp nhằm hỗ trợ cho người nghèo một cách thiết thực nhất, đặc biệt là việc hỗ trợ xóa nạn đói giáp hạt hàng năm. Sở LĐTB & XH có trách nhiệm tham mưu với UBND tỉnh triển khai nhân rộng mô hình đến các địa phương trong tỉnh, phấn đấu ít nhất từ 30-50% số xã trên địa bàn có kho dự trữ gạo và cố gắng phấn đấu đến năm 2013 kho dự trữ phát triển thành NHLTCĐ như ở Đăk Hà. Mặt trận và các đoàn thể tăng cường công tác vận động, tuyên truyền để giúp người dân nâng cao ý thức trách nhiệm của mình vươn lên trong cuộc sống. Các địa phương cần có sự thống nhất, đồng thuận, chủ động, sáng tạo trong việc triển khai mô hình; tổ chức tham quan học hỏi để xây dựng mô hình. Đối với huyện Đăk Hà và Kon Plông chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp tài liệu để các địa phương khác cùng học hỏi và

Ghi nhận những thành tích đạt được từ hai mô hình trên, UBND tỉnh Kon Tum đã tặng bằng khen cho 03 tập thể và 02 cá nhân

ldtuấn theo:(kontum.gov.vn)  

Tác giả: ldtuấn theo:(kontum.gov.vn)  
Nguồn:huyendakha.kontum.gov.vn Copy link

Tin liên quan