A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tuổi trẻ Đăk Hà với phong trào lập thân lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp là phong trào đang được tuổi trẻ Đăkhà phát huy có hiệu quả. Từ thực tiễn đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, nhiều mô hình hoạt động đã có sức cuốn hút thanh niên.
Tuổi trẻ Đăk Hà với phong trào lập thân lập nghiệp A sơn chăm sóc vườn cà phê

Thủ lĩnh thanh niên A Sơn thôn Đăk Tiêng Kơ Tu xã Đăk La là một điển hình thanh niên làm giàu từ phát triển cây công nghiệp trong vùng ĐBDTTS. Với suy nghĩ, hành động thể hiện tinh thần xung kích của tuổi trẻ, dám nghĩ dám làm, chàng thanh niên người dân tộc Ba Na, sinh năm 1988 đã quyết định chuyển toàn bộ diện tích đất mà cha mẹ trồng sắn trước đây sang trồng cao su và cà phê. A Sơn cho biết: “Mình được đoàn thanh niên giúp đỡ cho đi học lớp đào tạo nghề nên đã biết áp dụng KHKT trong chăm sóc, tỉa cành, tạo tán, tưới nước, bón phân cho cà phê; từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm mình đã mua phân bón đầu tư chăm sóc cà phê, cao su...A sơn còn khoe: “Nay mình có 2 ha cao su đã bước sang năm thứ 9, 1ha cà phê đang vào thời kỳ kinh doanh và gần một ha lúa nước, năm vừa rồi cho thu nhập gần 200 triệu đồng”.

Khác với A Sơn, Thanh niên Nguyễn Công Việt, TDP 2, TT ĐăkHà lại chọn cách làm kinh tế mới thông qua xây dựng mô hình kinh doanh cây cảnh để kết hợp giữa sở thích, sáng tạo và ý chí làm giàu.

 Mô hình cây cảnh của Nguyễn Công Việt

Việt kể lại: “Tốt nghiệp THPT, mình đi học nghề sửa xe máy tại Quy Nhơn, trong thời gian đó, cơ duyên đã khiến Việt bén duyên với nghề cây cảnh. Rồi niềm đam mê nghệ thuật bon sai đã giúp Việt quyết tâm đi theo con đường vừa trồng vừa kinh doanh cây cảnh để phát triển kinh tế và có thêm điều kiện theo đuổi niềm đam mê của bản thân.

Mới bước sang tuổi 27, nhưng hiện nay Việt đã là ông chủ quán cà phê Bon Sai tại TT ĐăkHà, quán cũng chính là cơ sở kinh doanh các loại cây cảnh với hơn 300 loại cây, có tổng trị giá lên đến hàng tỷ đồng, do chính tay Việt sưu tầm, tìm kiếm phôi về trồng, tạo hình và chăm sóc.

Những điển hình phát triển kinh tế như A Sơn, Nguyễn Công Việt, và còn rất nhiều thanh niên khác trên địa bàn huyện ĐăkHà chính là kết quả từ cuộc vận động "Thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng" mà Hội LHTNVN huyện đã phát động. Thông qua việc tuyên truyền các chính sách ưu đãi của Nhà nước như Đề án 103 “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015, Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”…. Trong nhiệm kỳ 2009-2014 Hội LHTNVN huyện ĐăkHà đã phối hợp tổ chức 13 lớp tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho 2.297 lượt HVTN và có 1178 HVTN được giới thiệu việc làm; cử 62 HVTN tham gia tập huấn Đề án 103; tổ chức 03 lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp cho 205 HVTN; vận động hơn 1.257 HVTN tham gia các lớp học nghề ngắn hạn như nghề sửa chữa xe máy, vận hành sửa chữa máy nông nghiệp; kỹ thuật chăm sóc, thu hái cà phê.... Bên cạnh, nắm bắt được nhu cầu làm kinh tế của thanh niên, các TCCS Hội đã phối hợp với Đoàn thanh niên đứng ra tín chấp nhận ủy thác cho 746 HVTN trên địa bàn huyện vay vốn với tổng số tiền là 36,2 tỷ đồng.

Bên cạnh, việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất và phát triển ngành nghề mới cũng được tuổi trẻ Đăk Hà tích cực hưởng ứng. Đặc biệt, với việc thành lập các tổ, đội, nhóm, các câu lạc bộ tại 103 thôn, làng, tổ dân phố trong liên kết giúp nhau về vốn, kiến thức, kinh nghiệm làm kinh tế, đã góp phần nhân rộng các mô hình, tạo sự đoàn kết trong lực lượng thanh niên...Đoàn thanh nhiên xã Ngọc Réo là một điển hình như vậy.

Anh U Nhiếu - Bí thư Đoàn xã Ngọc Réo cho biết:  Đến nay, Tổ vần công đổi công của Đoàn thanh niên xã Ngọc Réo đã thành lập được 16 tổ với 240 ĐVTN tham gia. Các tổ đổi công, vần công này thường xuyên duy trì hoạt động, tham gia giúp các gia đình thành viên trong tổ cũng như các hộ gia đình có nhu cầu nguồn lao động để đào hố trồng cao su, bời lời, thu hoạch sắn, lúa và bắp trên nương rẫy. Qua việc đổi công, nhiều thanh niên đã chia sẻ cho nhau kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi...Bên cạnh tổ còn liên hệ công việc với các đơn vị, gia đình cần nhân công để tổ chức lao động gây quỹ cho chi đoàn, chi hội.

 Kết quả từ phong trào tuổi trẻ ĐăkHà thi đua lập thân lập nghiệp đang ngày càng xuất hiện nhiều mô hình điển hình trong phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tiêu biểu trong phong trào này, đã có 6 thanh niên được Tỉnh đoàn tuyên dương thanh niên sản xuất giỏi, 2 thanh niên được nhận giải thưởng Lương Đình Của do Trung ương Đoàn tặng. Riêng trong năm 2014 có 6 tập thể và 20 cá nhân là điển hình thanh niên tiêu biểu được tuyên dương.

Anh Nguyễn Văn Dũng – Phó Bí thư huyện Đoàn, Chủ tịch Hội LHTNVN huyện Đăkhà cho biết:  Để cuộc vận động “thanh niên lập thân lập nghiệp, làm giàu chính đáng” đi vào chiều sâu, tạo động lực cho thanh niên tiếp tục phát huy tinh thần tuổi trẻ dám nghĩ dám làm, trong thời gian tới, Hội LHTNVN huyện tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền và đoàn cấp trên xây dựng các chương trình hành động giúp đỡ thanh niên về nghề nghiệp, việc làm, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT. Đẩy mạnh việc thành lập các tổ hợp tác, các tổ, đội, nhóm, tổ đổi công tự giúp nhau lập nghiệp, góp vốn và liên kết trong sản xuất, kinh doanh....Phối hợp với Ngân hàng CSXH tín chấp nguồn vốn vay ủy thác cho thanh niên vay vốn phát triển kinh tế, học nghề”.

Có thể nhận thấy, từ phong trào lập thân lập nghiệp của đoàn viên thanh niên đã tạo nên không khí thi đua lao động sôi nổi, khơi dậy thêm tình thần đoàn kết trong đoàn viên, thanh niên đưa phong trào của Hội LHTNVN huyện ĐăkHà ngày càng phát triển, và xuất hiện nhiều thanh niên dám nghĩ dám làm, phát huy được sức trẻ, đồng lòng, chung sức xây dựng quê hương ngày càng thêm giàu đẹp.

Đài TT-TH ĐăkHà  

Tác giả: Đài TT-TH ĐăkHà  
Nguồn:huyendakha.kontum.gov.vn Copy link

Tin liên quan