A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển khai các biện pháp bảo vệ vật nuôi trong mùa mưa, lũ và phòng chống dịch bệnh động vật

Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có Công văn số 2575, ngày 09/8/2023 về việc triển khai các biện pháp bảo vệ vật nuôi trong mùa mưa, lũ và phòng chống dịch bệnh động vật.

Theo thông tin từ Hệ thống quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam (VAHIS) hiện nay bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang xảy ra trên đàn lợn của 15 tỉnh, thành phố, bệnh Dại đang xảy ra trên đàn chó mèo của 10 tỉnh và chưa qua 21 ngày.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang là thời điểm mùa mưa (thời lượng mưa trong ngày lớn), độ ẩm tăng cao dẫn đến môi trường chăn nuôi bị ảnh hưởng, dễ phát sinh các mầm bệnh, do đó nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm và lây lan trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới là rất lớn.

Để chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa mưa, lũ và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai một số nội dung sau:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như: phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Ủy ban nhân dân các xã, phường,  thị trấn tập trung triển khai thực hiện một số nội dung:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện phát quang cây cỏ, bụi rậm khu vực xung quanh chuồng nuôi; thực hiện việc khử trùng tiêu độc bằng vôi bột, hoá chất... tại khu vực chuồng nuôi, khu vực chứa đựng, xử lý nước thải, chất thải chăn nuôi; có biện pháp ngăn chặn, tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại xâm nhập và truyền bệnh cho đàn vật nuôi; thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi theo quy định; cung cấp đầy đủ thức ăn đảm bảo cân đối dinh dưỡng, nước uống cho đàn vật nuôi, có thể bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất...để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi nhằm chống chọi với thời tiết, bệnh dịch; chủ động dự trữ nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi đảm bảo đầy đủ trong thời điểm mưa lũ, không chăn thả hay nuôi nhốt đàn vật nuôi gần bờ sông, bờ suối, ta luy cao để tránh lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mưa lũ chủ động chỉ đạo và triển khai công tác ứng phó hiệu quả với mưa lũ đảm bảo an toàn cho vật nuôi và trong nuôi trồng thuỷ sản;

- Tích cực chăm sóc đàn vật nuôi để tăng khả năng chống chịu đối với tác động do thay đổi lớn về thời tiết; thực hiện việc kiểm tra và giằng chống chuồng trại đảm bảo độ vững chắc nhằm đề phòng bão, lũ. Đối với những vùng có nguy lũ, lụt kéo dài cần chuẩn bị phương án di dời đàn vật nuôi đến những vùng đất cao an toàn, làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn, nước uống.

b) Về phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

- Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên động vật và thủy sản theo quy định pháp luật, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tăng cường công tác giám sát tình hình đến tận các thôn/làng, hộ chăn nuôi, nhất là đối với các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi bệnh Lở mồm long móng, Cúm gia cầm, Dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục trâu bò, Dại động vật...và các dịch bệnh nguy hiểm trên các loài thuỷ sản nuôi; Phát hiện kịp thời và xử lý sớm, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng làm thiệt hại về kinh tế cho người nông dân; Đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình tiêm phòng các loại vắc
xin đợt 1 năm 2023 đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng theo quy định.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động để nhân dân, các chủ cơ sở giết mổ, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật biết, chấp hành tốt các quy định pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước về các hoạt động liên quan giết mổ, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật;

- Tổ chức quản lý hoạt động giết mổ động vật trên địa bàn và bố trí đầy đủ
nhân viên thú y thực hiện nghiêm việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
tại các Cơ sở giết mổ động vật theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn(2) và hướng dẫn của Cơ quan chuyên ngành về Thú y; Kiên quyết xử lý nghiêm các điểm giết mổ, mua bán mua bán động vật, sản phẩm động vật tự phát không đảm bảo các quy định pháp luật.

2. Chi cục Chăn nuôi và Thú y

a) Phối hợp và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi và thủy sản, nhất là các bệnh truyền nhiễm như Lở mồm long móng, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục trâu bò, Dịch tả lợn Châu Phi ... Phát hiện kịp thời và xử lý sớm, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng;

- Hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai thực hiện các quy định của Pháp luật về các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện vệ sinh thú y... đối với cơ sở giết mổ động vật, sơ chế sản phẩm động vật, kinh doanh sản phẩm động vật;

b) Thường xuyên phân công lãnh đạo đơn vị, công chức chuyên môn về cơ sở kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, công tác phòng chống mưa, rét mưa, rét, dự trữ thức ăn cho đàn vật nuôi;

c) Chỉ đạo các Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông chủ động phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền cấp xã thuộc địa bàn nơi đóng chân, tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn tỉnh Kon Tum.


Tác giả: Trọng Nghĩa  

Tin liên quan