A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đề cao cảnh giác trước hành vi lừa đảo qua mạng xã hội

Thời gian qua, dù ngành chức năng và chính quền địa phương các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trước hành vi lợi dụng Mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, với nhiều thủ đoạn tinh vi, vẫn còn nhiều trường hợp bị sập bẫy lừa đảo, gây tổn thất cả về vật chất lẫn tinh thần.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'EMAIL f Zalo Khuyến cáo thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay Giả mạo tài khoản Facebook, Zalo, hộp thư điện tử của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, địa phương BANK Giả danh ngân hàng Giả mạo lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án Gửi tin nhắn rác với nội dung tuyển cộng tác viên Giả mạo nhân viên của sàn thương mại điện tử, trung tâm mua sắm, đài truyền hình X Tự giới thiệu là người nước ngoài muốn gửi tiền, quà về Việt Nam'

Theo thông tin từ cơ quan Công an, trong thời gian qua, tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua mạng xã hội diễn biến khá phức tạp. Hầu hết, các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết, cả tin của một bộ phận người dân (kể cả người DTTS) để tìm cách liên lạc, thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua tài khoản Ngân hàng. Hình thức lừa đảo khá tinh vi như: Giả danh cán bộ các cơ quan hành chính Nhà nước; cán bộ chiến sĩ Công an đang trực tiếp thụ lý, điều tra các vụ án; Giả danh Kiểm sát viên Viện Kiểm sát các cấp… để lừa đảo, yêu cầu người bị hại chuyển tiền. Chiếm dụng tài khoản Zalo, Facebook để nhắn tin mượn tiền của người thân. Nhắn tin, gọi điện thông báo trúng thưởng hoặc có người từ nước ngoài chuyển tiền về và yêu cầu người bị hại đóng trước một khoản phí nhằm trục lợi. Hoặc thủ đoạn lợi dụng một số người dân có hoàn cảnh khó khăn đột xuất để dụ dỗ người bị hại sử dụng các ứng dụng cho vay trên mạng xã hội. Sau đó, chiếm đoạt thông tin cá nhân để trục lợi bất chính.

Hiện nay, cơ quan Công an đã công bố đường dây nóng tố giác tội phạm tại các khu dân cư, trụ sở làm việc các cơ quan Nhà nước, điểm sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa thôn, TDP... Công an cũng khuyến cáo người dân cần chủ động cập nhật thông tin và tỉnh táo trước các đối tượng lạ mặt gọi điện yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Khi phát hiện các trường hợp nghi vấn, người dân cần nhanh chóng thông tin với cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ giải quyết.

Đồng thời, khuyến cáo người sử dụng Mạng xã hội cần tỉnh táo, thường xuyên cập nhật, nắm bắt các khuyến cáo từ các cơ quan chức năng, các trang thông tin điện tử chính thống của ngành Công an, chính quyền các cấp. Thứ hai, phải tuyệt đối không được cung cấp thông tin của mình cho người lạ và các đối tượng không tin cậy trên mạng xã hội. Thứ ba, cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng để sử dụng Mạng xã hội như một công cụ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu để áp dụng kiến thức mới. Trong trường hợp không cần thiết, nên hạn chế truy cập, sử dụng các ứng dụng chưa được kiểm chứng và không truy cập vào các đường link, mã độc xấu trên mạng mà mình chưa nắm bắt được.


Tác giả: Lê Duy Tuấn

Tin liên quan