A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thông báo triển khai công tác tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng trâu, bò đợt 1 năm 2023

Trên cơ sở đăng ký nhu cầu vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi năm 2023 của các xã, thị trấn. Ủy ban nhân dân huyện Thông báo triển khai công tác tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng (LMLM) cho đàn trâu, bò đợt 1 năm 2023 trên địa bàn huyện  nội dung cụ thể như sau:

1. Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/6/2023 đến ngày 30/6/2023 (Đề nghị các xã, thị trấn thanh quyết toán dứt điểm về huyện qua Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trước ngày 10/7/2023).

2. Loại vắc xin tiêm phòng: Vắc xin Lở mồm long móng (Aftovax 2 type O - A).

3. Đối tượng, phạm vi  và tỷ lệ tiêm phòng:

3.1. Đối tượng tiêm phòng trâu, bò:

- Tiêm phòng cho đàn trâu, bò khỏe mạnh, đúng độ tuổi và tiêm nhắc lại sau 5-6 tháng.

+ Đối với trâu, bò tiêm tiêm phòng lần đầu phải tiêm phòng 2 lần (cách nhau 3 đến 4 tuần).

+ Đối với bê, nghé: Tiêm lúc 2 tuần tuổi đối với mẹ chưa được chủng ngừa;  tiêm lúc 2,5 tháng tuổi đối với mẹ đã được chủng ngừa.

+ Ở vùng có dịch: Lần tiêm đầu tiên thực hiện trên tất cả bê, nghé từ 2 tuần tuổi.

3.2. Phạm vi tiêm phòng và tỷ lệ tiêm phòng: Tiêm phòng cho đàn trâu, bò và bê, nghé trong diện tiêm phòng trên địa bàn huyện ; số lượng trâu, bò được tiêm phòng đạt tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 80% so với tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng (100% số gia súc trong diện tiêm).

4. Kỹ thuật tiêm phòng, sử dụng và bảo quản vắc xin:

4.1.  Kỹ thuật tiêm phòng:

-  Tập trung và cố định trâu, bò để tiêm phòng:

+ Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phải tổ chức huy động các lực lượng, ban, ngành tại chỗ (như dân quân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ ...) và lực lượng trong thôn, tổ dân phố tổ chức làm róng cố định, hướng dẫn người dân tập trung gia súc tại khu vực được làm róng để cố định gia súc và phối hợp thực hiện tiêm phòng.

+ Đối với vùng chăn nuôi trâu, bò thả rông: Vận động nhân dân đưa trâu bò trong rừng về hoặc tập trung trâu bò tại một khu vực nhất định; tổ chức làm róng, giá cố định và có biện pháp cố định trâu, bò để tiêm phòng đạt hiệu quả.

          - Vị trí tiêm dưới da vùng cổ trước vai của trâu, bò; thao tác cẩn thận đối với gia súc mang thai đặc biệt là gia súc mang thai giai đoạn cuối.

-  Vật tư tiêm phòng sử dụng (xy lanh, kim tiêm, panh ...) phù hợp với đối tượng tiêm phòng, phải đảm bảo vô trùng trước khi tiêm cho động vật; trong quá trình tiêm phòng, nên thay kim đã được vô trùng trước khi tiêm cho hộ mới.

-  Sử dụng và bảo quản vắc xin:

+ Trước khi tiêm, phải đưa nhiệt độ của lọ vắc xin về nhiệt độ phòng (khỏang 25oC và lắc kỹ chai vắc xin trước khi hút vắc xin để tiêm).

+ Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin ( 0,2ml/ 01 con trâu, bò, bê, nghé).

- Bảo quản vắc xin: Vắc xin phải được bảo quản tại tủ lạnh luôn đảm bảo duy trì nhiệt độ tại ngăn chứa vắc xin từ 020C đến 080C. Tuyệt đối không được làm đông đá vắc xin, không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào vắc xin;

- Trong quá trình đi tiêm phòng, vắc xin phải được bảo quản trong thùng bảo ôn có đá lạnh, đảm bảo duy trì nhiệt độ trong thùng bảo ôn từ 20C đến 80C. Số lượng vắc xin mang đi tiêm phòng phải phù hợp, tương ứng số lượng gia cầm dự kiến tiêm, tránh trường hợp mang dư thừa có thể dẫn đến hư hỏng vắc xin.

- Sau khi mở nắp lọ, vắc xin chỉ được sử dụng trong vòng 24 giờ.

5.  Phân bổ vắc xin và nguồn kinh phí cấp:

5.1.  Phân bổ vắc xin, kim tiêm cho các địa phương: Trên cơ sở đăng ký nhu cầu vắc xin tiêm phòng của các địa phương trong năm 2023 được phân bổ vắc xin như sau:

5.2. Nguồn kinh phí cấp vắc xin, tiền công tiêm phòng: Kinh phí mua vắc xin LMLM tiêm phòng cho đàn trâu, bò do Ngân sách tỉnh hỗ trợ và tiền công tiêm phòng vắc xin LMLM tiêm phòng cho đàn trâu, bò ngân sách huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn chi trả.

 

 


Tác giả: Đức Mỹ

Tin liên quan