A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện Đăk Hà

Đoàn kiểm tra, giám sát của đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum làm việc tại huyện Đăk Hà. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Minh Vương -HUV, phó Chủ tịch UBND huyện.

Đến nay tổng số hộ nghèo toàn huyện Đăk Hà là hơn 1.500 hộ, chiếm tỷ lệ hơn 8% tổng số hộ dân toàn huyện. Trong đó, hộ nghèo DTTS chiếm tỷ lệ 92,7%. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, năm 2023 huyện được giao chỉ tiêu giảm 3,5% hộ nghèo. Đến nay trên địa bàn huyện đang triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững. Truyền thông và giảm nghèo về thông tin, truyền thông về giảm nghèo đa chiều. Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình. Việc triển khai các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện, cơ hội cho người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đoàn kiểm tra làm việc với UBND huyện 

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đoàn giám sát đề nghị huyện Đăk Hà tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 gắn với thực hiện cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững, nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền người dân trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Lồng ghép các chương trình, dự án, huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững gắn với thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ sinh kế phát triển sản xuất, chính sách tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ổn định cuộc sống, hạn chế tái nghèo. Các phòng, ban, ngành chuyên môn chủ trì các dự án tăng cường phối hợp, xây dựng mô hình phù hợp và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kịp thời, hiệu quả. Tổ chức tuyển sinh các lớp đào tạo nghề cho người lao động, chú trọng mở các lớp đào tạo nghề lĩnh vực phi nông nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương và giảm nghèo bền vững.


Tác giả: Minh Thái

Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu