A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cảnh báo phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Thời gian qua, hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến rất phức tạp, gia tăng với nhiều phương thức thủ đoạn mới, tinh vi. Người dân cần nắm bắt phương thức, thủ đoạn hoạt động và có các biện pháp để phòng ngừa tội phạm lừa đảo trên không mạng.

1. Về phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng

 

Zalo

 

Thứ nhất : Sử dụng cuộc gọi VoIP (cuộc gọi thoại trên nền tảng internet) hoặc sim rác sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế (roaming), giả danh cán bộ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đe dọa nạn nhân có liên quan đến đường dây tội phạm ma túy, rửa tiền quốc tề...yêu cầu nạn nhân nộp tiền vào tài khoản của cơ quan tư pháp (do đối tượng cung cấp) để xác minh, kiểm tra hoặc yêu cầu tải các app lừa đảo về điện thoại để thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của bị hại. Tổng cộng: 45 vụ (chiếm 16%), trong đó năm 2021 là 8 vụ; năm 2022 là 33 vụ; quý I/2023 là 4 vụ.

Thứ hai: Thủ đoạn đăng thông báo tuyển cộng tác viên chốt đơn hàng ảo trên các sàn thương mại điện tử ảo do các đối tượng lập ra, dẫn dụ nạn nhân nộp tiền và chiếm đoạt. Tổng cộng: 75 vụ (chiếm 27%), trong đó năm 2021 là 01 vụ; năm 2022 là 56 vụ; quý I/2023 là 18 vụ.

Thứ ba: Kết bạn làm quen, hứa hẹn tặng quà có giá trị cao, hoặc nhờ nhận và giữ giúp tiền mặt (ngoại tệ) giá trị lớn, sau đó các đối tượng giả danh nhân viên hải quan, sân bay...yêu cầu đóng các loại phí và chiếm đoạt tiền của bị hại. Tổng cộng: 22 vụ (chiếm 8%), trong đó năm 2021 là 07 vụ; năm 2022 là 07 vụ; quý I/2023 là 08 vụ.

Thứ tư: Chiếm quyền sử dụng (hack) tài khoản mạng xã hội (chủ yếu là facebook và sử dụng công nghệ AI Deepfake gọi và nhắn tin trên messenger), giả lập các trang cá nhân Facebook, zalo để giả là bạn bè, người thân nhắn tin mượn tiền và yêu cầu chuyển vào các tài khoản đối tượng đưa ra (đã phát hiện một số vụ đối tượng sử dụng tài khoản ngân hàng trùng tên với tên người hỏi mượn tiền làm cho bị hại tin là bạn bè, người thân). Tổng cộng: 40 vụ (chiếm 14,4%), trong đó năm 2021 là 15 vụ; năm 2022 là 18 vụ; quý I/2023 là 07 vụ.

Thứ năm: Dụ dỗ cho vay tiêu dùng nhanh, thủ tục đơn giản thông qua app lừa đảo, khi nạn nhân đồng ý vay đối tượng lập ra Hợp đồng vay mượn, yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để làm thủ tục nhận tiền, yêu cầu đóng các loại phí và sẽ được nhận lại khi giải ngân. Tin tưởng, bị hại đóng các loại phí với tâm lý đã trót nộp tiền phải nộp thêm để thu tiền về (có trường hợp muốn vay 10 triệu nhưng phải đóng các loại phí do đối tượng đưa ra lên đến 50 triệu

Thứ sáu: Quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội các sàn giao dịch đầu tư tài chính thu lợi nhuận cao, hay còn gọi là giao dịch nhị phân với hình thức dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm của các loại tiền ảo, hàng hóa... thực chất là hành vi đánh bạc để dẫn dụ nạn nhân tham gia đặt tiền và đưa ra các chiêu thức chiếm đoạt. Tổng số vụ: 40 vụ (chiếm 14,4%), trong đó năm 2021 là 22 vụ; năm 2022 là 14 vụ; quý I/2023 là 04 vụ.

Thứ bảy: Các thủ đoạn khác lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Tổng số 19 vụ (chiếm 6,8%), trong đó năm 2021 là 6 vụ; năm 2022 là 12 vụ; quý I/2023 là 01 vụ. Trong tất cả vụ lợi dụng không gian mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đối tượng sử dụng 100% tài khoản ngân hàng là tài khoản rác (tài khoản dùng giấy tờ giả để mở, tài khoản do mua bán trên các hội nhóm, trang mạng...) để nhận tiền chiếm đoạt của bị hại; các sim số dùng để liên lạc với hại là sim rác, có sử dụng dịch vụ chuyển mạng giữ số, dịch vụ chuyển vùng quốc tế (roadming)...để liên lạc từ nước ngoài về Việt Nam. Các tài khoản mạng xã hội trên các nền tảng zalo, facebook, viber, telegram...dùng để kết bạn, tiếp cận, liên lạc với bị hại để thực hiện hành vi lừa đảo được đối tượng đăng ký sử dụng bằng sim rác hoặc bằng hộp thư điện tử ảo.

2. Các biện pháp phòng ngừa lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

Zalo

 

 

 

 

 


Tác giả: Đức Mỹ

Tin liên quan