A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường công tác ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện

UBND huyện đã ban hành Công văn về việc tăng cường công tác ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện. Theo đó, để tăng cường công tác ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân huyện đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Các cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng nhiệm vụ - Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 03/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm, Công văn số 2487/BYT-ATTP ngày 11/5/2024 của Bộ Y tế về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm; Quyết định số 63/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế dựa vào Nhân dân để phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm, chế độ khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý; kiên quyết không để các cơ sở không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp), không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm vẫn hoạt động. - Phối hợp với ngành Y tế điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo đúng quy định của Luật An toàn thực phẩm.

Tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm và công tác phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật và kiến thức về an toàn thực phẩm bằng các hình thức phù hợp cho từng đối tượng.

Đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể trường học, bệnh viện, cụm công nghiệp, thức ăn đường phố.

Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện tăng cường công tác kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm và chủ động tiến hành kiểm tra, giám sát chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp, phân công quản lý. Tập trung kiểm tra, giám sát điều kiện cơ sở, trang thiết bị, con người, đặc biệt là việc tuân thủ, chấp hành các quy định đối với nguyên liệu thực phẩm, nguồn nước sử dụng; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo phân cấp quản lý và thông tin rộng rãi kết quả xử lý để cảnh báo cho cộng đồng. Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo đúng quy định. Chuẩn bị phương án lực lượng thường trực, phương tiện thuốc, vật tư, hóa chất để sẵn sàng cấp cứu và điều trị kịp thời, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người dân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm; điều tra vụ ngộ độc thực phẩm xác định nguyên nhân gây ngộ độc; thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Chủ động thông tin tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm; lưu ý thông tin, tuyên truyền các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm, tạo sự đồng thuận trong xã hội và tham gia có hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.

Công khai, cung cấp danh sách các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Nông nghiệp quản lý để tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, kinh doanh thức ăn đường phố sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo an toàn, truy xuất được nguồn gốc.

Công an huyện: Chủ động, phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội huyện theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường triển khai công tác tuyên truyền, vận động, giám sát các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. Tuyên truyền, vận động Nhân dân phối hợp với lực lượng chức năng đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng khi phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm. Ủy ban nhân dân huyện đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.


Tác giả: Trọng Nghĩa  

Tin liên quan